Nguyễn Kiên Global cung cấp thông tin về thang cáp, giúp khách hàng nhận biết rõ hơn về sản phẩm này hiện có trên thị trường.
Thang cáp, máng cáp là những sản phẩm phụ trợ trong ngành xây dựng, điện, viễn thông… dù khá quen thuộc nhưng để lựa chọn được thang cáp phù hợp thì đòi hỏi người mua phải có những am hiểu nhất định. Bài viết này Nguyễn Kiên Global cung cấp thêm thông tin, giúp khách hàng nhận biết rõ hơn về loại thang cáp hiện có trên thị trường.
Thang cáp, máng cáp phục vụ cho ngành xây dựng, điện, viễn thông…
1. Thang cáp là gì & phân loại thang cáp
Thang cáp có tên tiếng Anh là Cable Ladder hoặc Trunking và những tên gọi khác như Thang máng cáp, máng cáp… để chỉ hệ thống đỡ và lắp đặt các loại dây điện, cáp điện khác nhau.
Hệ thống thang cáp được dùng trong hệ thống dây, cáp điện trong các tòa nhà cao tầng, tòa nhà chung cư, khu xưởng sản xuất… Các hệ thống này được ứng dụng cho việc quản lý dây cáp trong xây dựng thương mại và xây dựng công nghiệp. Thang cáp rất hữu ích khi cần thay đổi thay đổi cả một hệ thống dây điện, dây cáp mới được cài đặt bằng cách đặt chúng lên trên thang cáp mà không cần thông qua bất kì đường ống nào.
Vật liệu dùng để làm thang cáp thường là: thép sơn tĩnh điện, thép mạ kẽm nhúng nóng, thép tấm mạ kẽm, inox, hợp kim nhôm.
2. Tổng hợp những điều cần biết về thang cáp
Các bộ phận cấu thành của thang cáp như sau:
- Thang cáp thẳng: Thường được chế tạo có độ dài từ 2,5 - 3m nhằm thuận tiện cho việc sản xuất, vận chuyển, lắp đặt. Bước thang 300mm và được đục lỗ giãn cách đều để thít dây.
- Co ngang (cút L): Còn được gọi là cút 90 độ, hai đầu của cút L có thể bằng nhau hoặc không, có chức năng rẽ sang trái trong một hệ thống thang cáp.
- Co lên: Chính là chi tiết để dẫn hướng cáp đang đi thẳng chuyển hướng đi lên.
- Co xuống: Chính là chi tiết để dẫn hướng cáp đang đi thẳng chuyển hướng đi xuống. Lưu ý: Co xuống và Co lên không đối xứng nhau, nên khách hàng cần tránh nhầm lẫn hai chi tiết này khi đặt hàng.
- Chữ T (Cút T): Cút T tức ngã 3, 3 hướng của Cút T có thể bằng nhau hoặc khác nhau.
- Chữ X (Cút X): Tương tự Cút T thì Cút X ( hoặc cút chữ thập ) cũng được quy ước đọc theo chiều kim đồng hồ.
- Nối thang cáp: Là việc sử dụng hai miếng nối hai bên thành thang sẽ giúp lắp đặt nhanh gọn và tiện lợi.
Hệ thống thang cáp phức tạp trong phân khu nhà xưởng.
Trong bài viết này, chúng tôi cũng phân biệt luôn cho khách hàng các loại thang cáp hiện có trên thị trường như sau:
Thang cáp mạ kẽm nhúng nóng: Thường được lắp đặt tại các công trình ngoài trời, hoặc những khu vực kim loại dễ bị tác động, ăn mòn, gỉ sét. Do đó để đảm bảo kết cấu vững chắc, độ bền chắc theo thời gian thì sử dụng thang cáp mạ kẽm nhúng nóng là cần thiết.
Mặt khác, đây cũng là một trong những loại thang cáp điện được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay. Chất liệu sử dụng được nhúng trong bể kẽm nóng chảy đạt tối thiểu 98% kẽm nguyên chất, hóa chất trong bể kẽm nóng chảy đạt tiêu chuẩn ASTM.
Thang cáp bằng tôn tráng kẽm: Cũng là sản phẩm khá thông dụng trên thị trường, được tráng lớp kẽm mỏng, có độ bền cao nhưng dễ bị trầy xước trong khi thi công và quá trình sử dụng.
Thang cáp được sơn tĩnh điện: Được lắp đặt tại các công trình trong nhà, thang cáp sử dụng chất liệu tôn và được sơn tĩnh điện.
Thang cáp mạ kẽm điện phân: Cũng được ưu tiên lắp đặt cho các công trình ngoài trời hoặc những khu vực có độ tác động cao về môi trường, có tính ăn mòn, gỉ sét cao.
Thang cáp Inox: Là loại thang cáp có độ bền rất cao, không chịu tác động của môi trường nên được sử dụng ở nhiều công trình khác nhau, đặc biệt những công trình đòi hỏi độ chính xác, yêu cầu cao từ chủ đầu tư.
3. Một số lưu ý khi lựa chọn mua và sử dụng thang cáp
Nguyễn Kiên Global gợi ý cho khách hàng một số mẹo khi chọn mua thang cáp và những lưu ý khi lắp đặt, thi công cũng như sử dụng thang cáp có độ bền cao, giá trị sử dụng lâu dài như: Chỉ nên chọn thang cáp để đỡ các loại cáp đã được bảo vệ XLPE (đã được ghi trên vỏ cáp) hoặc cáp tín hiệu trong các phòng máy, tầng hầm chung cư…
Thang cáp được sử dụng phổ biến trong các công trình thương mại và công nghiệp.
Lựa chọn thang cáp có chiều dày, rộng, cao phù hợp cần nắm được như:
- Chiều cao phổ biến: H50, H75, H100 mm.
- Chiều rộng phổ biến: W100, W200, W1000 mm.
- Chiều dày: 0,8mm - 2,5mm.
Lưu ý: Với các loại thang cáp có W nhỏ hơn 200mm nên chọn chiều dày tương ứng ≤ 1.5mm; Với các loại thang W từ 300mm, nên chọn chiều dày tương ứng ≥1.5mm; Với thang cáp mạ kẽm nhúng nóng, để đạt được độ thẩm mỹ cao, không bị cong vênh cần chọn chiều dày tối thiểu là 1.5mm với thang nhỏ và 2mm trở lên với thang lớn hơn.
Tại Nguyễn Kiên Global, quý khách hàng có thể chọn thang máng phù hợp với từng công trình, được tư vấn tận tình, phân tích điểm mạnh – yếu của từng loại thang máng, báo giá cạnh tranh cùng đội ngũ lắp đặt, thi công, chế độ bảo hành, bảo trì uy tín chất lượng.